Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

Răng bị mòn mặt nhai phải làm sao ?


Mòn răng cơ học và mòn răng hóa học là hai loại tổn thương, trong đó phần mô răng bao bọc phía ngoài, tức men răng, bị bào mòn. Đôi khi nó cũng tổn thương mô răng sâu hơn. Mòn răng cơ học gây ra bởi sự cọ xát răng. Chải răng quá mạnh là nguyên nhân phổ biến gây nên mòn răng cơ học. Dùng tăm xỉa răng không đúng cách cũng gây nên hiện tượng này.
dieu-tri-mon-rang-323
Mòn răng hóa học là do những chất hóa học, điển hình là axit gây nên. Thông thường axit có trong nước ép cam, chanh, nước khoáng, nước ngọt có gaz hoặc các loại thức ăn khác.
Chứng trào ngược dịch vị dạ dày lên miệng cũng có thể gây nên sự mòn răng. Ngay cả sự tiếp xúc thường xuyên với Clo và các hoá chất khác trong bể bơi cũng có thể dẫn đến hiện tượng này.
Ngoài ra, bất cứ loại thuốc nào có pH axit như viên vitamin C nhai, viên aspirin nhai cũng có thể gây mòn răng khi tiếp xúc thường xuyên với bề mặt răng.
Triệu chứng
Mòn răng cơ học do đánh răng có thể dẫn đến những rãnh khuyết hình chữ V ở 1/3 cổ răng, gần đường viền nướu. Nó cũng có thế xảy ra với mặt nhai của răng.
Những tổn thương mòn răng do dùng tăm xỉa răng thường xảy ra giữa các răng. Mòn răng hóa học có biểu hiện khác với mòn răng cơ học. Mòn răng hóa học để lại bề mặt nhẵn vùng mô răng ngoài cùng.
Cả mòn răng hóa học và mòn răng cơ học đều làm tăng nhạy cảm với thức ăn, đồ uống ngọt, nóng hoặc lạnh. Diễn tiến xấu hơn nếu ngà răng bên trong men răng bị lộ ra.
Ngà răng bảo vệ cấu trúc bên trong của răng; tủy răng, chứa thần kinh và mạch máu, nếu sự mòn răng này không được điều trị sẽ dẫn đến áp xe và mất răng. Cả mòn răng cơ học và mòn răng hóa học đều ảnh hưởng đến bề ngoài của răng.
Chẩn đoán
Để phát hiện mòn răng cơ học hay mòn răng hóa học, bạn nên đến nha sĩ. Đôi khi nó được chẩn đoán sau khi răng xuất hiện hiện tượng nhạy cảm với nhiệt độ hoặc thức ăn ngọt. Đầu tiên nha sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây nên mòn răng, từ đó có phương pháp điều trị cần thiết để chấm dứt triệu chứng.
Thông thường, răng hàm có thể bị mòn ở các hố rãnh mặt nhai hoặc mặt trong, ngoài. Mặt nhai thường mòn tạo hình chén hoặc miệng núi lửa, khi mòn nhiều thì ở giữa thường có màu vàng sẫm (màu ngà răng) xung quanh có viền trong (bờ men răng).
Răng cửa hay mòn ở rìa cắn do thói quen cắn đinh ghim, nắp chai… Mòn ở mặt trong răng thường gặp do hay bị nôn và mặt ngoài do tiếp xúc với bụi hoặc hơi nước có axít.
Cổ răng cửa và răng hàm có thể bị mòn thành khía rãnh có hình chữ V ở mặt ngoài, gây nên ê buốt và có thể gây viêm tủy răng. Đối với người dùng bàn chải điện, cũng có kiểu mòn răng điển hình, có khuyết hình tròn trên bề mặt răng do không di chuyển bàn chải đến các vị trí trong quá trình chải răng.
Phòng ngừa
Để phòng tránh mòn răng cơ học và mòn răng hóa học, các nha sĩ khuyên nên chú ý những điều sau:
Đánh răng nhiều cũng gây hại
 Nên chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày để răng chắc khỏe
– Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, không chải răng quá mạnh.
– Dùng bàn chải mềm và kem đánh răng có chứa fluor.
– Sau khi đánh răng, nhổ phần còn lại của kem đánh răng và không cần phải súc miệng. Nếu muốn súc miệng, nên bôi một lượng nhỏ kem đánh răng lên răng, tác dụng của fluor sẽ hiệu quả trên răng.
– Ngay sau khi tiếp xúc với thức ăn, nước uống có chứa axit, súc miệng bằng nước, sữa hoặc nước súc miệng có chứa fluor.
– Uống nhiều nước trong ngày, đặc biệt giữa các bữa ăn.
– Tránh hoặc giảm thiểu việc ăn uống có chứa axit. Hạn chế thức uống có chứa axit trong bữa ăn.
– Nên uống sữa không đường và không hương vị thay cho các thức uống có chứa axit.
– Uống những thức uống có chứa axit bằng ống hút. Đặt ống hút vào sau các răng trước, khoảng giữa lưỡi.
– Trì hoãn việc đánh răng ít nhất 30 phút sau khi tiếp xúc với axit để nước bọt giúp làm trung hòa men răng.
– Nhai kẹo cao su để tăng tiết nước bọt.
– Sử dụng chỉ nha khoa và tăm xỉa răng đúng cách
– Uống vitamin C với nước thay vì nhai chúng.
– Nha sĩ có thể cho toa thuốc bao gồm các loại thuốc có chứa fluor, như kem fluor để bôi lên răng.
Điều trị
Khi thấy xuất hiện một vết khuyết trên răng, hãy nói cho nha sĩ. Cũng có thể cảm thấy ê răng. Vấn đề được phát hiện sớm, tổn thương sẽ được ngăn chặn. Điều trị mòn răng tùy thuộc vào tình trạng tổn thương mô răng.
rang-su-ve-nus
 Răng bị mòn mặt nhai phải làm sao
Nếu tổn thương mòn răng sâu vào bên trong, có thể bọc răng toàn sứ. Nếu là mòn nông, không bị nhạy cảm, có thể không cần điều trị. Đối với những răng nhạy cảm, nha sĩ có thể khuyên bạn nên dùng kem fluor và nước súc miệng ở nhà.
Nếu răng cần trám, nha sĩ sẽ thay thế phần men răng biến mất bằng một vật liệu trám có màu giống với răng. Có hai loại vật liệu được dùng là Composite (miếng trám nhựa) và GIC (Glass Ionomer Cement). Đối với những răng mòn sâu có thể cần đến điều trị tủy hoặc nhổ bỏ.
Những điều trị phục hồi có thể thực hiện để cải thiện chức năng và thẩm mỹ đối với răng. Nếu nguyên nhân của sự mòn răng do thuốc đang sử dụng, bạn có thể được bác sĩ đa khoa hay bác sĩ gia đình tư vấn. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cho toa thuốc khác hoặc thay đổi cách dùng để giảm nguy cơ làm mòn răng.
Tuy nhiên, nha sĩ sẽ không điều trị phục hình khi mà nguyên nhân mòn răng vẫn còn tồn tại, chỉ có thể giúp hạn chế sự mòn răng. Ví dụ như nha sĩ sẽ bọc sứ lên các răng, vai trò như một rào chắn sự tiếp xúc giữa axit và răng.
logo thinhvuong Bệnh hôi miệng nguy hiểm hơn bạn tưởng
PHÒNG KHÁM NHA KHOA QUỐC TẾ Á CHÂU
TRUNG TÂM RĂNG – HÀM – MẶT & RĂNG SỨ THẪM MỸ
95 E Lý Nam Đế Hoàn Kiếm Hà Nội
BS. Ngô Quý Vũ
Giám Đốc
Bác sĩ chuyên khoa I
Chất Lượng Quốc Tế
Giá Việt Nam!
DĐ: 0987302621
Email: contact@nhakhoaquocteachau.vn

Tại sao răng bị ố vàng ?


1. Cà phê, trà, nước sô đa
Các loại thức uống này có thể gây ra vết bẩn trên quần áo và nó cũng có thể nhuộm vàng răng bạn. Ngoài ra, những loại đồ uống thể thao và nước trái cây đều là những nguyên nhân trực tiếp gây vàng răng.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không thể uống những thức uống này. Nó sẽ tốt hơn nếu bạn uống những thức uống này qua ống hút. Sau đó, chắc chắn rằng bạn đánh răng sau khi ăn những thực phẩm và đồ uống trên.
tra-hoa-cuc-chua-dau-rang232
 Uống nhiều trà sẽ làm men răng ngà vàng
2. Thuốc lá
Thuốc lá không cung cấp bất kỳ lợi ích sức khỏe nào, ngay cả với sức khỏe răng miệng. Ngoài mang tới nhiều nguy cơ sức khỏe, lãng phí tiền bạc, nó cũng làm vàng men răng của bạn. Chất nicotine có trong thuốc lá sẽ để lại một vết màu nâu vĩnh viễn cho răng miệng.
thuoc-la-lam-den rang
 Hút thuốc là làm hại men răng
3. Quả
Các loại quả như mâm xôi, việt quất và nam việt quất tuy mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Nhưng những loại trái cây này cũng sẽ để lại các vết đen trên răng của bạn.
Do đó, khi ăn các loại trái cây này, bạn nên uống nhiều nước trong và sau khi ăn loại quả này. Ngoài ra, nên đánh răng sau đó để ngăn chặn có thể làm men răng bị hư hại.
an-hoa-qua34334
 Các loại quả chứa phân tử màu gây vàng răng
4. Bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ
Bạn có biết xem ti vi trong phòng với một bữa ăn nhẹ sẽ khiến bạn bị buồn ngủ và ngủ thiếp đi cho đến tận buổi sáng, điều này là rất nguy hiểm.
Bạn không chỉ có nguy cơ làm tăng trọng lượng cơ thể mà còn làm cho răng bị ngả màu tối. Điều này là do nước bọt sản xuất chậm lại trong khi bạn ngủ, do đó, thực phẩm bạn ăn sẽ không được làm sạch tự nhiên. Kết quả, răng của bạn xuất hiện các vết ố trên răng và tăng nguy cơ sâu răng.
smiling adult girl eats the fresh orange
 Tại sao răng lại ố vàng
5. Đồ trang sức vàng
Tuy không ảnh hưởng trực tiếp làm vàng răng nhưng khi bạn đang mặc những bộ đồ màu trắng mà đi kèm với các phụ kiện màu vàng, răng của bạn sẽ có xu hướng bị tối màu hơn.
Do đó, bạn nên thay thế màu trang phục của bạn với bằng màu kem hoặc ngà voi. Đối với phụ kiện, sử dụng các màu bạc hoặc các màu khác tươi sáng hơn.
Bí quyết giữ cho răng trắng sáng
Duy trì vệ sinh và chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách. Làm sạch các kẽ răng bằng cách sử dụng xỉa răng, đánh răng với kem đánh răng phù hợp, xúc họng bằng nước súc miệng hoặc dùng chỉ nha khoa.
Để bảo vệ răng khỏi các mảng bám, bạn cũng có thể nhai kẹo cao su không đường. Sử dụng son môi bóng một màu sẽ làm sáng răng của bạn hơn. Son môi màu da cam có xu hướng làm nổi bật những chiếc răng vàng.
Về mặt thực phẩm, các loại quả như táo, cà rốt sẽ kích hoạt dòng chảy của nước bọt trong miệng và răng sạch tự nhiên. Những đồ ăn nhẹ khác lành mạnh như cần tây, cam, bông cải xanh, dâu tây, pho mát có tác dụng tương tự vì chúng khuyến khích sản xuất nước bọt giúp rửa sạch mảng bám.
Răng-sứ-không-kim-loại-cercon_a-chau
Trường hơp không thể can thiệp hiệu quả bằng các phương pháp trên,bạn nên bọc răng toàn sứ cho răng ố màu của mình. Hiện nay Nha Khoa Quốc tế Á Châu áp dụng công nghệ răng sứ Cercon HT 3 chiều do các nha sỹ Kang Nam – Hàn Quốc thuộc bệnh viên Korea Kang Nam  chuyển giao độc quyền kỹ thuật.Đến với chúng tôi đảm bảo bạn sẽ hài lòng.
logo thinhvuong Bệnh hôi miệng nguy hiểm hơn bạn tưởng
PHÒNG KHÁM NHA KHOA QUỐC TẾ Á CHÂU
TRUNG TÂM RĂNG – HÀM – MẶT & RĂNG SỨ THẪM MỸ
95 E Lý Nam Đế Hoàn Kiếm Hà Nội
BS. Ngô Quý Vũ
Giám Đốc
Bác sĩ chuyên khoa I
Chất Lượng Quốc Tế
Giá Việt Nam!
DĐ: 0987302621
Email: contact@nhakhoaquocteachau.vn

Tại sao lại bị đau răng?


Các nguyên nhân răng miệng thường gặp gây đau răng bao gồm sâu răng, áp xe răng, bệnh nướu, kích thích chân răng, hội chứng răng nứt, bệnh khớp thái dương hàm, răng mọc kẹt và răng đang mọc.
Sâu răng.
Nguyên nhân thông thường nhất gây đau răng là sâu răng. Các xoang sâu là các lỗ ở 2 lớp ngoài cùng nhất của răng gọi là men và ngà. Men răng là bề mặt cứng trắng ở ngoài nhất và ngà là lớp màu vàng nằm dưới lớp men. Cả 2 lớp có chức năng bảo vệ mô răng, bảo vệ tủy răng bên trong, là nơi có các mạch máu và thần kinh.
Các vi khuẩn trong miệng chuyển đường thành axit. Axit làm mềm và ( cùng với nước bọt) hoà tan men và ngà tạo lỗ sâu răng. Lỗ sâu nhỏ, cạn có thể không gây đau và có thể không làm bệnh nhân để ý. Các lỗ sâu lớn hơn có thể tích tụ các mảnh vụn thức ăn.
Tủy bên trong của răng bị sâu có thể bị kích thích bởi độc tố vi khuẩn hay các thức ăn nóng, lạnh, chua hay ngọt- gây đau răng. Đau răng từ các xoang sâu lớn này thường là lý do làm bệnh nhân đi đến nha sĩ.
old_metal_fillings_rsautang
 Sâu răng hàm dễ dẫn tới viêm tủy
Điều trị xoang sâu nhỏ và cạn thường là trám răng. Điều trị xoang lớn hơn cần miếng cẩn ngoài hay mão răng.
Điều trị xoang sâu đã xuyên tới và làm tổn thương tủy bằng thủ thuật nội nha hay nhổ răng. Tổn thương tủy có thể dẫn đến chết tủy, gây nhiễm trùng răng (áp xe răng). Điều trị răng bị nhiễm trùng bằng nhổ răng hay nội nha. Nội nha là thủ thuật lấy mô tủy chết (do đó tách được hay loại bỏ nhiễm trùng) và thay thế tủy bằng một vật liệu trơ.
Nội nha được áp dụng để cố gắng giữ lại răng chết khỏi bị nhổ.
Bệnh nướu.
Nguyên nhân thường gặp thứ hai của đau răng là bệnh nướu răng. Đây là tình trạng viêm của mô mềm (nướu) và tiêu bất thường ổ xương bao quanh và nâng đỡ răng. Bệnh nướu răng gây bởi các độc tố được tiết ra từ vi khuẩn trong “mảng bám” tích tụ theo thời gian dọc theo đường viền nướu. Mảng bám này là hỗn hợp thức ăn, nước bọt, và vi khuẩn.
viem-nha-chu3
 Viêm nướu sẽ có cảm giác đau nhức răng
Các triệu chứng sớm của bệnh nướu bao gồm chảy máu nướu không đau. Đau là triệu chứng của bệnh nướu đã tiến triển khi sự mất xương xung quanh răng dẫn đến sự hình thành túi nướu. Vi khuẩn trong các túi nướu gây nhiễm trùng nướu, sưng, đau, và phá huỷ thêm xương. Bệnh nướu tiến triển có thể gây mất răng.
Điều trị bệnh nướu giai đoạn sớm bao gồm vệ sinh răng miệng và lấy đi mảng bám vi khuẩn. Bệnh nướu mức độ trung bình đến nặng thường đòi hỏi phải làm sạch răng và toàn bộ các chân răng gọi là “xử lý mặt chân răng”, từ các chân răng bị lộ trong khi nạo túi dưới nướu là sự lấy đi bề mặt của lớp mô nướu bị viêm. Cả hai thủ thuật này thường được làm với gây tê tại chỗ và có thể kèm với kháng sinh uống để chống nhiễm trùng hay áp xe. Điều trị theo sau đó có thể là nhiều loại phẫu thuật nướu khác.
Ở bệnh nướu răng có phá huỷ xương nhiều và lung lay răng, nẹp răng hay nhổ răng có thể cần thiết.
Nhạy cảm chân răng.
Bệnh nướu mạn tính có thể góp phần gây đau răng do nhạy cảm chân răng. Các chân răng là 2/3 dưới của răng thường được chôn trong xương. Độc tố vi khuẩn hoà tan xương quanh chân răng và làm nướu và xương tụt xuống, bộc lộ chân răng. Chân răng bị lộ có thể trở nên nhạy cảm với lạnh, nóng và thức ăn chua bởi vì chúng không còn được nướu và xương lành mạnh bảo vệ. Nhạy cảm có thể nặng đến nỗi bệnh nhân tránh bất kỳ thức ăn lạnh hay chua nào.
e-buot-co-rang232
 Mòn răng dẫn đến nguy cơ ê buốt răng
Các giai đoạn sớm của lộ chân răng có thể được điều trị với gel fluor đặt tại chỗ bởi nha sĩ hay với các loại kem đánh răng đặc biệt( như Sensodyne hay Denguel) chứa các muối fluor và các chất khoáng khác. Các chất khoáng này được hấp thu bởi lớp bề mặt chân răng để làm chân răng mạnh hơn và ít nhạy cảm hơn với môi trường miệng. Nếu lộ chân răng gây tổn thương và chết tủy bên trong, thì nội nha hay nhổ răng có thể cần dùng đến.
“Hội chứng răng bị nứt” đề cập đến đau răng gây ra do răng bị nứt (bể răng) mà không liên quan đến sâu răng hay bệnh nướu răng. Cắn lên vùng răng nứt có thể gây đau dữ dội. Các răng bị nứt này thường do nhai hoặc cắn các vật cứng như kẹo cứng, bút chì, hạt cứng như sạn, đá có lẫn trong thức ăn.
Đôi khi, vết nứt có thể thấy được bằng cách sơn lớp sơn đặc biệt lên răng nứt. Điều trị thường liên quan đến bảo vệ răng bằng mão kim loại phủ sứ hay mão vàng toàn phần. Tuy nhiên, nếu đặt một mão răng không làm giảm các triệu chứng đau, điều trị nội nha có thể là cần thiết.
Hội chứng khớp thái dương hàm.
Các bệnh của khớp thái dương hàm có thể gây đau, thường ở phía trước 1 hay 2 tai. Khớp thái dương hàm giữ hàm dưới ăn khớp với sọ. Đau ở khớp này có thể gây ra bởi chấn thương cấp tính (như cú đấm vào mặt), viêm hay viêm khớp thoái hoá, hay bởi xương hàm dưới bị đẩy lùi sau về phía tai mỗi khi bệnh nhân nhai hoặc nuốt.
Khop-thai-duong-ham-s333

Tại sao lại bị đau răng
Đôi khi các cơ quanh khớp này được dùng để nhai bị co thắt, gây đau đầu và cổ và khó mở miệng bình thường. Sự co thắt các cơ này tăng lên khi nhai hay bởi các”stress” trong cuộc sống, làm bệnh nhân nghiến răng và do đó làm các cơ co nhiều hơn.
Co thắt cơ tạm thời cũng có thể gây ra khi gây tê tại chỗ hoặc khi thực hiện các thủ thuật nha khoa hay bởi do chấn thương khi nhổ răng khôn bị kẹt.
Điều trị đau khớp thái dương hàm thường bao gồm các thuốc kháng viêm như ibuprofen (Motrin) hay naproxen (Naprosyn, Apranax), các biện pháp khác gồm có băng gạc ấm và ẩm để thư giãn vùng khớp, tập aerobic thường xuyên để giảm stress, ăn thức ăn mềm mà không cần nhai nhiều, hoặc hướng dẫn hàm dưới vào vị trí phía trước bằng máng nhai.
Tái lập lại vị trí của hàm dưới về phía trước với máng làm giảm áp lực lên dây thần kinh và mạch máu của khớp, và giảm đau, máng thay đổi vị trí gặp nhau của răng trên và dưới. Để duy trì vị trí mới này, máng cần được đeo mọi lúc ngay cả lúc ăn. Những bệnh nhân không muốn mang máng nhai, các biện pháp thay thế để duy trì vị trí mới bao gồm các mão toàn phần lên tất cả các răng sau (cối nhỏ và cối lớn) hay bằng cách khâu.
Răng kẹt và mọc răng.
Răng cối lớn (các răng ở sau hàm) đang mọc hay bị kẹt (răng đè lên lẫn nhau) có thể gây đau khi các răng cối lớn mọc, mô gần đó có thể trở nên viêm và sưng. Các răng kẹt có thể cần thuốc giảm đau, kháng sinh và phẫu thuật nhổ bỏ. Điều này thường xảy ra với răng khôn kẹt.
logo thinhvuong Bệnh hôi miệng nguy hiểm hơn bạn tưởng
PHÒNG KHÁM NHA KHOA QUỐC TẾ Á CHÂU
TRUNG TÂM RĂNG – HÀM – MẶT & RĂNG SỨ THẪM MỸ
95 E Lý Nam Đế Hoàn Kiếm Hà Nội
BS. Ngô Quý Vũ
Giám Đốc
Bác sĩ chuyên khoa I
Chất Lượng Quốc Tế
Giá Việt Nam!
DĐ: 0987302621
Email: contact@nhakhoaquocteachau.vn