1- Đường kính, số lượng và chiều dài implant
Nên chọn implant có đường kính 3-3,5mm (nhỏ) cho các răng cửa HD và răng cửa bên HT
Nên chọn implant có đường kính 4-4,5mm (vừa) cho các răng tiền cối, răng nanh, đôi khi RCL thứ nhất
Nên chọn implant có đường kính 5-6mm (lớn) cho các răng cối
2 implant cho 2 răng kề nhau, 2 hoặc 3 implant cho 3 răng kề nhau (lưu ý không đặt nhịp ở vị trí RCL thứ nhất và răng nanh)
Thông thường chiều dài implant từ 6-18mm, trung bình là 10mm
2- Một số chỉ dẫn cần lưu ý:
Nên sử dụng 1 implant cho 1 răng nếu có thể
Răng nanh và RCL thứ nhất là vị trí chìa khóa cho cầu răng nhiều đơn vị
Nên tránh liên kết răng tự nhiên với một hoặc nhiều implant, vì sự chuyển động của răng trong xương ổ khác với implant
Liên kết hai hoặc nhiều implant với nhau sẽ giúp phân tán lực tốt hơn so với để các implant riêng lẻ
Cần tránh nhịp vói đặc biệt với các trường hợp có thói quen cận chức năng. Một nhịp vói nhỏ có thể được chấp nhận (như là trường hợp implant răng nanh vói răng cửa bên). Đôi khi nhịp vói cũng cần được xem xét khi trong một số trường hợp việc phẫu thuật sẽ trở nên khó khăn nếu đặt nhiều implant
Sử dụng tối đa 2 nhịp (có kích thước của răng cối nhỏ) trên một cầu răng nâng đỡ ở implant ở hai đầu. Lưu ý sườn phục hình phải là vật liệu cứng chắc trong các trường hợp này
Phục hình cố định toàn hàm HD nên chia thành các đoạn (không nên làm liên tục) khi đặt implant cả vùng phía trước và sau
Tránh phục hồi nâng đỡ trên implant ở RCL thứ 2 trừ khi có điều kiện lý tưởng. Vì các răng này nằm ở vùng chịu lực cao nhất nhưng chất lượng xương thì lại thấp nhất
3- Một số tình huống lâm sàng
(1) PHCĐ một vài đơn vị riêng biệt
- Tỷ lệ thân răng/implant không tốt có nguy cơ sinh ra các moment lực về phía bên
- Xuất hiện một moment lực hoặc lực vói khi một implant đường kính nhỏ (3-4mm) nâng đỡ mão có kích thước lớn hơn (ví dụ như RCL)
(2) PHCĐ nhiều đơn vị
- Nên tránh các nhịp vói
- Nên sử dụng một implant nâng đỡ một răng
- Các răng cửa giữa, răng nanh, RCL thứ nhất là vị trí quan trọng
- Nên thực hiện phục hình bắt vít cho BN có tật nghiến răng
- Các răng kề nhau nên dính nhau để lực phân tán lên tất cả implant
(3) PHCĐ nhiều đơn vị trên implant và răng thật
Nếu kết hợp implant và răng thật để nâng đỡ một PHCĐ 3 đơn vị, do răng thật di chuyển nhiều hơn nên sẽ sinh ra các lực phía bên (hình 1), vì vậy kiểu phục hình này tương đương với việc một implant phải nâng đỡ hai nhịp vói. Trên lâm sàng, cần tránh kiểu phục hình dạng này trừ trường hợp ở BN lớn tuổi, các răng nanh và răng cối lớn cứng khớp. Theo nhiều tài liệu, kiểu PHCĐ này thường có tỷ lệ thành công thấp hơn PHCĐ nâng đỡ hoàn toàn trên implant hoặc hoàn toàn trên răng thật

Hình 1: Minh họa PHCĐ nâng đỡ trên implant và răng thật, loại này tương đương với một implant nâng đỡ hai nhịp vói