Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

Implant: Đánh giá khoảng mất răng hay vùng dự định đặt implant



1- Vùng thẩm mỹ

Ở các BN cười lộ nướu, việc điều trị implant sẽ khó khăn hơn. Nướu mỏng cũng gây ra nhiều thách thức hơn so với nướu dày

2- Đánh giá sóng hàm (sử dụng mẫu hàm nghiên cứu và phim)

Sự tiêu xương xảy ra nhanh sau khi nhổ răng. Kích thước ngoài-trong của ổ răng sẽ teo đi 60% chỉ trong vòng 6 tháng. Lượng xương còn lại sẽ quyết định đường kính và độ dài của implant dự định đặt

Đánh giá ban đầu có thể bằng cách sờ nắn và sử dụng phim thường quy (như phim toàn cảnh kết hợp phim quanh chóp). Sau đó cần thêm phim CBCT để đánh giá chi tiết hơn. Bao gồm các chân răng kế cận, kênh hàm dưới và các bó mạch thần kinh, ống mũi-khẩu và các bó mạch thần kinh, lỗ khẩu cái lớn và các bó mạch thần kinh, sàn mũi, xoang hàm..

- Phim X Quang

Phim toàn cảnh là phim chẩn đoán chuẩn, giúp đưa ra cái nhìn tổng quát. Thông thường, phim quanh chóp và phim cạnh cắn cũng hỗ trợ trong việc chẩn đoán và lên kế hoạch. Để đánh giá về số lượng và chất lượng xương có thể sử phim CT, CBCT


- Lượng xương (chiều cao, độ rộng, hình dạng)

Vị trí dự định đặt implant có thể còn răng thật hoặc không. Khi có kế hoạch nhổ răng, nên xem xét lượng xương bị mất, viêm nhiễm xung quanh và nguy cơ tổn thương xương ổ do nhổ răng. Kế hoạch điều trị cần đưa ra quyết định đặt implant tức thì ngay sau khi nhổ răng hoặc sau khi ổ răng lành thương.

Mức độ tiêu xương ổ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau bao gồm: mức độ tổn thương xương ổ khi nhổ răng, sự tiêu xương do bệnh nha chu, BN có mang hàm tháo lắp hay không...Sự tiêu xương ổ diễn ra nhanh nhất trong 1 năm đầu sau khi nhổ răng. Theo ghi nhận của các tác giả, 6 tháng sau khi nhổ răng, mức độ tiêu xương từ 29-63% theo chiều ngang, và từ 11-22% theo chiều dọc.

Ở các vùng thẩm mỹ hay vùng chịu lực, nếu lượng xương không đủ thì cần phải thực hiện ghép xương hoặc lựa chọn implant một cách thận trọng sao cho phù hợp





- Mật độ hay chất lượng xương Mật độ hay chất lượng xương thường khó đánh giá rõ ràng trước khi phẫu thuật, mặc dù chúng ta có sự hỗ trợ của hình ảnh trên phim. Chất lượng xương được đánh giá tốt nhất bằng xúc giác của phẫu thuật viên trong quá trình phẫu thuật. Mật độ xương khác nhau ở những vị trí khác nhau trong miệng, và nó có ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật, loại implant, sự lành thương và thời gian tải lực. Lekholm và Zarb’s (1985) đã mô tả và phân loại xương hàm dựa trên độ dày của lớp xương vỏ, cấu trúc xốp của xương trung tâm và mức độ tiêu xương của sóng hàm (hình 1)













Hình 1: Phân loại xương theo Lekholm và Zarb’s (1985)
I: Xương đồng nhất (ví dụ vùng phía trước hàm dưới)
II: Lớp xương vỏ dày, xương trung tâm đặc (ví dụ vùng phía trước và sau hàm dưới)
III: Lớp xương vỏ mỏng, xương trung tâm đặc (ví dụ vùng phía trước hàm trên và phía sau hàm dưới)
IV: Lớp xương vỏ mỏng, xương trung tâm xốp ( ví dụ vùng phía sau hàm trên)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét