Trong phần 1 và phần 2, chúng ta đã thảo luận về khái niệm khoảng sinh học, một số vấn đề liên quan đến vị trí đặt đường hoàn tất.
Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về độ sâu khe nướu, vị trí mà chúng ta sẽ đặt đường hoàn tất dưới nướu. Điều đầu tiên và luôn luôn cần thực hiện khi có ý định đặt đường hoàn tất dưới nướu đó là phải đo độ sâu của khe nướu mặt ngoài răng phục hồi. Thông thường khi đo độ sâu khe nướu, dụng cụ sẽ lấn vào biểu mô bám dính khoảng 0.5mm, như vậy:
độ sâu khe nướu = độ sâu khi thăm khám - 0.5mm
Ở những bệnh nhân có độ sâu khe nướu khoảng 1-1,5mm, nguy cơ xâm phạm khoảng sinh học khi đặt đường hoàn tất dưới nướu cao hơn ở những bệnh nhân khác, song nguy cơ tụt nướu sau khi mang phục hình ở những bệnh nhân này lại thấp.


Ở những bệnh có độ sâu khe nướu váo khoảng 2-4mm, thậm chí cao hơn thì nguy cơ tụt nướu sau khi mang phục hình cao hơn những bệnh nhân khác. Song việc xâm lấn vào khoảng sinh học ở những bệnh nhân này thì khó xảy ra. Độ dày của phần nướu rời có ảnh hưởng đến sự tụt nướu, nướu càng mỏng, độ sâu khe nướu càng cào thì nguy cơ tụt nướu càng nhiều.


Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét