Thứ Tư, 6 tháng 1, 2016

Khoảng sinh học phần 8: Điều trị những trường hợp bị xâm phạm khoảng sinh học chỉ ở mặt ngoài








Khi bờ phục hình quá gần mào xương ổ, viêm nướu xảy ra, và cách để giải quyết tình trạng này là dời bờ phục hình ra xa xương hoặc là dời xương xuống xa bờ phục hình, nhằm tạo khoảng cách 2.5-3mm giữa bờ phục hình và xương.


Có 2 cách để dời bờ phục hình ra xa xương, một là chỉnh hình làm trồi răng (phương pháp này được trình bày ở phần tiếp theo), hay là mài bờ phục hình cũ sao cho liền mạch với bề mặt chân răng, đồng thời tạo ra bờ phục hình mới ở khoảng cách so với xương 2.5-3mm. Phương pháp thứ hai thích hợp với những đường hoàn tất bờ xuôi, còn đối với đường hoàn tất bờ vai hoặc bờ cong thì rất khó thực hiện.


Hầu hết để giải quyết tình trạng xâm phạm khoảng sinh học, người ta dời xương xuống xa bờ phục hình, nhưng kéo theo đó là khả năng có thể tụt nướu trong tương lai. Nếu như một phục hình đơn lẻ ở răng cửa bị phạm khoảng sinh học ở mặt ngoài, phẫu thuật cắt xương nên là lựa chọn đầu tiên của chúng ta: lật vạt, cắt xương, khâu vạt lại đúng vị trí ban đầu. Nếu như nướu dày thì khả năng tụt nướu về sau khó xảy ra, ngược lại nướu mỏng thì nguy cơ tụt nướu cao hơn, song chúng ta có thể can thiệp bằng cách ghép mô liên kết.



Một case bị phạm khoảng sinh học ở mặt ngoài răng 21









- Xương cách viền nướu 3.5-4mm (đường màu vàng)


- Độ sâu khe nướu mặt ngoài R21 = 1.5mm (đường màu xanh)


- Bờ phục hình R21 cách mào xương 1.5-2.5mm (đường màu đen)








Phẫu thuật cắt xương mặt ngoài nhằm tạo khoảng cách 3mm với bờ phục hình









3 tháng sau phẫu thuật









Phục hình sau cùng









Vấn đề đặt ra ở đây là nếu như khoảng sinh học không chỉ bị xâm phạm ở mặt ngoài mà còn ở mặt bên nữa thì sao? Nếu thực hiện loại bỏ xương như trên cho mặt bên, chúng ta sẽ đối diện với nguy cơ làm mất gai nướu, tạo lổ hổng ở kẻ răng. Vậy phương pháp điều trị cho các trường hợp này phải như thế nào: xin phép được trình bày ở phần tiếp theo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét